Thần đèn Út Thanh Kỳ 1

Thần Đèn Út Thanh

Thêm Một Ông Thần Đèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (kỳ 1).

 

ut-thanh-2.1Chứng kiến một căn nhà lầu chuyển động từ từ trên con lăn chúng tôi mới hiều thế nào là “Phép Màu” của “Ông Thần Đèn”. Từ lâu tôi cứ  ngỡ người ta cột dây vô khối bê tông rồi kéo tuột trên con lăn. Không! Cả căn nhà một trệt, một lầu, nhà thuốc tây Đức An ở số 79/4A Phó Cơ Điều( khóm 3, phường 3, TX Vĩnh Long) của anh Nguyễn Văn Sáu là một khối bất động, nằm trên một đế gỗ, phía dưới là những con lăn bằng sắt đang được một bàn tay điều khiển chuyển động. Căn nhà cứ nhích đi từng mi-li-mét, kiên nhẫn chậm chạp, an toàn lùi ra sau 4m, rồi dịch qua trái 5m. Phép Màu của “Ông Thần Đèn” chỉ là những con lăn, những cái pa lăng, con đội…và mồ hôi, trí tuệ của con người lao động thủ công. “Ông Thần Đèn” không phải là Nguyễn Cẩm Lũy mà là anh Út Thanh - Châu Văn Hồng Thanh

 

Năm 1992 trong một chuyến về thăm quê Chợ Mới, tỉnh lộ quê anh đi qua được mở rộng. bà con ai cũng mừng, nhưng có một số người “sính vính” vì có những căn nhà trong phạm vi giải tỏa để mở lộ. Nổi máu nghía hiệp Út Thanh bày cách cho bà con dùng con lăn sắt dời những căn nhà gỗ. Không ai hình dung ra làm sao, nhưng không có cách nào khác đành để cho Út Thanh thí nghiệm. Một căn, hai căn… rồi chục căn, anh làm thành công với tình làng nghĩa xóm.

 

Năm 1994 tại Cao Lãnh Đồng Tháp cũng mở lộ, Út Thanh trong dịp thăm người quen đi ngang. Có một căn nhà gỗ 3 gian, ngang 10 dài 18m của ông Nguyễn Văn Thưa đang trong diện giải tỏa. Anh lăn la một ngày, một đêm và ngỏ ý sẽ di dời cho ông Thưa. Ông Thưa cho biết sẽ di dời căn nhà này sâu vào 50m và đi ngang một con mương. Nếu dở ra cất lại thì chi phí hơn cả chục triệu. Út Thanh đề nghị di dời giá 5 triệu. ông thưa bất ngờ phân vân vì kiều làm này ông chưa từng thấy, mà người làm cũng chưa từng quen biết. Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng ông Thưa đồng ý. Hôm di dời nhà đi, út thanh cho hơn cả chục người cứ ngồi trong nhà bình thường. Người xem đông nghẹt, Út Thanh dời nhà thành công trong tiếng hoan hô của mọi người. Sau đó thì dân Cao Lãnh kêu anh dời nhà không kịp, nhưng anh chỉ dời nhà gỗ. trong khi đó, ông thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy đã nổi tiếng di dời nhà tường rồi.

 

Theo Báo Vĩnh Long

 

Xã Hội - số 1285

 

 

Thần đèn Út Thanh Kỳ 2

Thần Đèn Út Thanh

Thêm Một Ông Thần Đèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ( kỳ 2)

 

Di dời nhà tường – bước ngoặc mới

ut-thanh-2Những năm 1998-2000, anh chỉ dời nhà tường cấp 4. sau đó anh xin giấy phép thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân. Phải mất 2 tháng ngành chức năng mới dám cấp phép cho anh. Chúng tôi hỏi “Sao lạ vậy?” Anh cười. “Họ thấy công việc gì kỳ quá! Hổng biết có làm được không? Và họ phải đến tận nơi tôi làm điều tra kỹ mới dám cấp phép”. Từ khi khởi nghiệp đến nay anh dời được bao nhiêu căn nhà rồi? Chúng tôi hỏi, anh nói “Làm sao mà nhớ hết”, tôi kể cho các anh nghe một vài trường hợp tiêu biểu thôi. Tai Châu Đốc tôi dời miếu Bảy Bà, miếu này có tuổi thọ khoảng 200 năm, ngang 16 dài 40m, xây bằng ô dước với vôi không có bê tông cốt thép, rồi miếu Bà Thiên Hậu. Tại Tiền Giang dời nhà 2 tầng của chủ cửa hàng xe gắng máy Minh Phát ngang 10 dài 18m. biệt thự của giám đốc công ty TNHH Việt Hưng. Tại Sa Đéc dời nhà của ông Nguyễn Công Quốc ngang 10 dài 20m quay 900 , dời đi xa 50m. tôi vừa làm xong 2 căn ở Long Hải và Tp Vùng Tàu

Khi chúng tôi tình cờ đi ngang nhà thuốc Đức An sáng 11/9, thấy người xem đông, chúng tôi vào xem mới biết người ta đang xem Út Thanh dời nhà. Đó là nhà của anh Nguyễn Văn Sáu. Căn nhà này mặt tiền đường Phó Cơ Điều, hoạt động đang rất tốt nhưng do Quốc Lộ 53 mở rộng. Với trọng lượng căn nhà khoảng 200 tấn, giá trị căn nhà hiện khoảng 300 triệu, Út Thanh nhận hợp đồng chỉ bắng ¼ giá trị, thi công trong 15 ngày với thời gian bảo hành 12 tháng.

Chúng tôi hỏi Út Thanh: “Cái khó nhất trong việc di dời nhà là công đoạn nào?”. Phải biết kết cấu căn nhà một cách chính xác để xem đà kiềng chịu lực như thế nào mà có gia cố hợp lý, nếu đánh giá sai là hỏng cả công trình, công đoạn khó nhất là cắt móng, phải gia cố hết sức cẩn thận để không xảy ra bất kỳ một dao đông nào, anh nói. Vậy còn nhà cổ không có đà kiềng. không có cột bê tông cốt thép gì hết thì sao?, chúng tôi hỏi tiếp. Anh trả lời “phải đào xuống bên dưới, xây hệ thống đà đỡ, gia cố cột, xuyên, tạo cột giả sao cho móng mới, cột giả thành một khối kết cấu bền vững, không cho phép một rung động nào xảy ra trong quá trình thi công, phải chính xác đến từng cm”. Anh lại dẫn chúng tôi xem từng công đoạn tỉ mỉ, chúng tôi mới hiểu ra một điều kỳ lạ. công trình nằm trên giá đỡ, phía dưới là những con lăn, không có một tác động nào lên công trình, con lăn được điều khiển bởi hệ thống pa-lăng và đội kích đẩy từ phía sau. Từng li từng li một như kim giờ của một đồng hồ. mỗi giờ công trình di chuyển được…một mét .

Chúng tôi hỏi về một câu hỏi có phần không tế nhị cho lắm, với trình độ lớp 6 trường làng thì làm sao anh tính được kết cấu công trình đối với những căn nhà ở thành phố lớn như TP HCM và Vũng Tàu. Út Thanh cười và nói, “Hỏi đúng quá”, có kỹ sư bên cạnh tôi, cách sử lý từng căn nhà khác nhau là sở trường của tôi. Có căn thì xoay, căn thì lùi, căn thì tiến, qua kênh qua mương, căn có đà, căn không đà, đều là chuyện bình thường. Tôi nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm để làm

Theo Báo Vĩnh Long

Xã Hội – số 1285

 

 

Người cơi nhà vượt lũ

Thần Đèn Út Thanh

Người đi cơi nhà vượt lũ 

 

hinh6Những căn nhà gỗ bị ngập lũ cần phải kê cao lên rồi làm móng lại kiên cố, anh chỉ làm từ 5-7 ngày. Nhà tường ở ngay mặt lộ bị tụt sâu xuống (do làm lộ cao lên), anh nâng trong vòng nửa tháng. Nhà lầu 2-3 tầng anh cũng không ngán, cứ “cơi” lên. Có căn nhà cỡ 500 tấn, anh nâng lên cao tới 1,8m mà chủ nhà vẫn ngồi bên trong ung dung uống trà...

 

Từ những con lăn và con đội

 

Năm 1990, anh Châu Hồng Thanh (quê ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) làm nghề kéo gỗ ở Kiên Lương (Kiên Giang). Muốn đưa những khúc gỗ to cỡ bốn người ôm, nặng cả tấn từ dưới sông lên bờ, người ta phải dùng con đội nâng cho gỗ nằm trên những con lăn (cũng bằng gỗ) rồi dùng xà beng nạy cho gỗ lăn đi. Lăn riết thành quen, “bộ nhớ” Út Thanh “nhập liệu” phương pháp “con đội, con lăn” từ hồi nào chẳng hay.

 

Mãi tới năm 1993, một lần có dịp về quê thăm nhà, gặp ngay lúc bà con dời nhà, nâng nhà chạy lũ, anh thấy ai cũng dỡ vách dỡ mái ra hết, chỉ để bộ khung trơ xương rồi xúm vô một lần chừng 50 người khiêng nhà đi.

 

hinh5Đứng trên đê cao nhìn xuống thấy giống “đàn kiến và một mẩu bánh mì”, anh thấy vừa nhọc công vừa không an toàn. Căn nhà được khiêng đi trên đường “vặn mình” kêu răng rắc. Đòn tay, cột kèo bị tét mộng. Cây bọng bung rớt lung tung. Khiêng tới nơi thì cái nhà không còn là cái nhà nữa...

 

 

 

Út Thanh bỗng sực nhớ tới cái nghề lăn gỗ kiếm cơm của mình. Anh nghĩ bụng: “Sao mình không đưa nhà lên con lăn rồi lăn nó đi?”. Tức thì, anh nhào vô đại một nhóm đang khiêng nhà đưa ra ý kiến của mình, nghe bàn sáng ý quá, mọi người cũng nghe theo.

 

Phần lớn nhà gỗ đều bằng cột kê (tán) nên việc nâng lên để lót con lăn dưới chân cột khá dễ dàng. Muốn kéo nhà đi phải thiết kế một con đường bằng phẳng, trên đó lót ván cho êm. Anh Út cho làm “đường” cẩn thận dẫn tới ngay vị trí nhà mới. Sau đó là dùng palang kéo nhà đi. Cách làm này chỉ cần ba người vừa quay palang, vừa theo dõi đường đi của nhà.

 

Làm được vài ba căn ở Chợ Mới, bạn bè ai cũng đốc anh ra nghề nâng nhà. Thấy cũng thú vị, anh sắm sửa thêm con đội, palang, dây cáp, con lăn... bắt đầu thành lập “đội nâng, dời nhà Út Thanh”.

Đèn Thần Út Thanh

Thần Đèn Út Thanh

Người tiên phong trong cuộc chơi mới

 

ut-thanh-6Khi nhắc đến công nghệ xử lý nền móng yếu và di dời công trình tại Việt Nam, mọi người biết đến 3 cái tên nổi bật đó là: Nguyễn Cẩm Lũy, Đỗ Quốc Khánh và Út Thanh. Nguyễn Cẩm Lũy được tôn vinh như một ông tổ ngành này khi đã phát động và đưa công nghệ di dời nhà đầu tiên vào Việt Nam trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, bên cạnh đó ông Lũy cũng đã ghi được những dấu ấn nhất định qua hoạt động thi công một số công trình tại Việt Nam và khu vực lân cận, ông được báo chí đưa tin rất nhiều và được tôn là Thần Đèn tại Việt Nam, song song cùng với đó nở rộ rất nhiều tiểu Thần Đèn hoạt động nhỏ lẻ, chủ yếu ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Điểm về nhân vật thứ hai thì từ năm 2000 trở lại đây trong giới xử lý nền móng, di dời công trình xuất hiện cái tên mới nỗi bật hơn đó là ông Đỗ Quốc Khánh, người đã áp dụng công nghệ di dời mới, tạo được hiệu quả thiết thực cho các công trình, ông cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng khoa học công nghệ về xủ lý nền móng tại Việt Nam. Nhân vật thứ ba là Út Thanh, với gần 20 năm kinh nghiệm, Út Thanh thông thạo về xử lý nền móng, am hiều sâu sắc trong hoạt động di dời, Út Thanh là cái tên rất quen thuộc ở Miền Nam. Mặc dù Út Thanh ít được báo chí nhắc đến nhiều như hai nhân vật trên nhưng xét về tính chuyên môn hay thành tích hoạt động thì không hề thua kém, và mới đây Thần Đèn Út Thanh (giám đốc công ty TNHH MTV Út Thanh) trong chiến lược phát triển công ty của mình, Út Thanh mạnh mẽ đưa ra những bước đi mang tính đột phá, trong đó có hai điểm nổi bật cần chú ý: một là sẽ Lập Quỹ Phòng Ngừa Rủi Ro Nghề Nghiệp, hai là Thành Lập Hiệp Hội Di Dời Nhà Việt Nam. Đây không phải là sáng kiến mới mẽ, nhưng nó thật sự quan trọng và cần phải có đối với lĩnh vực nền móng và di dời tại Việt Nam, khi mà hoạt động này hiện nay còn mang tính riêng lẻ, rời rạc, chưa thể hiện được sự chuyên nghiệp, hành lan pháp lý cho lĩnh vực này chưa có nên trách nhiệm cũng chưa rõ ràng. Cũng cần có một thủ lĩnh thật sự để đứng ra tập hơp các thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực này, cùng nhau phát triển để đưa công nghệ xử lý nền móng, công nghệ di dời của Việt Nam ra sân chơi lớn bên ngoài. Nếu những bước đi này trở thành hiện thực thì Út Thanh có thể được xem là Người tiên phong trong cuộc chơi mới

Nguồn UTC

Hướng Đi Mới Cho Việc Di Dời Nhà, Xử Lý Lún Nghiêng Của Công Ty TNHH MTV Út Thanh Trong Thời Đại 4.0

 

Hướng Đi Mới Cho Việc Di Dời Nhà, Xử Lý Lún Nghiêng

Của Công Ty TNHH MTV Út Thanh Trong Thời Đại 4.0

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo yêu cầu về chất lượng sản phẩm doanh nghiệp ngày càng cao. Để thành công trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp cần phải đổi mới. Xu hướng cách mạng 4.0 việc đổi mới là chưa đủ và cần thêm rất nhiều yếu tố.

Theo Ut Thanh một số nhân tố thành công chủ yếu trong lĩnh vực xử lý lún nghiêng và di dời công trình là:

- Kinh nghiệm và năng lực thi công: kinh nghiệm di dời các công trình với những yêu cầu kỹ thuật ở các vùng địa lí và hiện trường tương tự nhau, là số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên trực tiếp thực hiện công trình. Đây cũng chính là tiêu chí quan trọng trong việc thúc đẩy khách hàng lựa chọn doanh nghiệp của mình thay vì đối thủ cạnh tranh.

- Danh tiếng và uy tín: Trong lĩnh vực xử lý lún nghiêng và di dời công trình, do đặc thù sản phẩm nên các doanh nghiệp trong ngành không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như những ngành khác, mà chủ yếu là dựa vào thương hiệu, uy tín và kinh nghiệm cũng như chất lượng các công trình mà doanh nghiệp đã thực hiện để khách hàng xem xét và ra quyết định lựa chọn.

- Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ: trong lĩnh vực xử lý lún nghiêng và di dời công trình, chất lượng công trình là vấn đề mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng các công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cáo uy tín, thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

- Kỹ thuật công nghệ: được xem là thước đo trình độ kỹ thuật vừa thể hiện năng lực hiện có của mỗi doanh nghiệp đồng thời nó cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, nó cũng chính là yếu tố quyết định chủ yếu đến chất lượng công trình, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Đảm bảo nguồn nhân lực chủ chốt: là một ngành mà kinh nghiệm là yếu tố quan trọng hàng đầu thì doanh nghiệp cần phải giữ những lao động có thâm niên làm việc với doanh nghiệp, có tay nghề chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm để giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ: công trình có được di dời an toàn không là trong cậy vào công nghệ rất lớn nên doanh nghiệp phải luôn tìm tòi, phát hiện, sáng tạo ra những công nghệ mới hữu dụng hơn trong quá trình làm việc hoặc tiếp thu và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới nhằm giúp cho quá trình làm việc đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

- Khả năng ra quyết định và hành động: là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nên trong những trường hợp khẩn cấp cần phải có khả năng giải quyết tình huống nhanh và phải chính xác nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại cho công trình.

- Phát triển nguồn nhân lực: công việc không có tính ổn định về mặt thời gian nên nguồn nhân lực cũng không ổn định vì thế cần phải duy trì nguồn nhân lực hiện có và bên cạnh đó phải đào tạo nguồn nhân lực khác sẵn sàng cung cấp khi doanh nghiệp cần đến.